Phạm Tộc: Lộc Hạ - An Thủy - Lệ Thủy - Quãng Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phạm Tộc: Lộc Hạ - An Thủy - Lệ Thủy - Quãng Bình

Chào mừng đến với Phạm Tộc - Welcom to the Pham Concord
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 MỘT SỐ PHONG TỤC LUÔN GÌN GIỮ, PHÁT HUY

Go down 
Tác giảThông điệp
mr.phucpham96
Admin
Admin
mr.phucpham96


Tổng số bài gửi : 187
VNPoints : 612
Danh tiếng : 0
Join date : 18/06/2010
Age : 27
Đến từ : Đà Nẵng

MỘT SỐ PHONG TỤC LUÔN GÌN GIỮ, PHÁT HUY Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT SỐ PHONG TỤC LUÔN GÌN GIỮ, PHÁT HUY   MỘT SỐ PHONG TỤC LUÔN GÌN GIỮ, PHÁT HUY I_icon_minitimeSun Sep 05, 2010 10:35 am

MỘT SỐ PHONG TỤC LUÔN GÌN GIỮ, PHÁT HUY

1. Phong tục kỵ, giỗ trong gia đình , họ tộc :
Trong họ và từng gia đình khi kỵ giỗ đều tổ chức tại nhà thờ Tổ ( giỗ tổ hoặc Vêếch Lề) hoặc nhà chính của gia đình nơi người quá cố qua đời.Ngày kỵ giỗ là ngày tập trung tòan thể con, cháu nội ngoại trong họ hoặc gia đình để tổ chức cúng giỗ. Trong ngày này ngoài việc lễ lạc cho người đã khuất còn là dịp để anh em, con cháu gặp mặt tình cảm với nhau để biết mối quan hệ tình cảm bà con, anh em, con cháu.
Việc đóng góp cúng giỗ là hoàn toàn tự nguyện, nhưng trách nhiệm tổ chức là con trai. Tuỳ theo điều kiện kinh tế từng gia đình và điều kiện kinh tế từng năm mà tổ chức “giàu thì lo kép, hẹp lo đơn” không nhất thiết năm nào cũng giống năm nào, gia đình nào cũng giống gia đình nào. Những năm được mùa, gia đình kinh tế khấm khá thì tổ chức kỵ cơm, mời rộng; năm kinh tế vừa thì con gà, zĩa xôi, bún bánh gọi là; còn những năm mùa màng thất bát, kinh tế gia đình khó khăn thì thắp hương , nấu ấm chè đặt lên cúng; anh em bà con đến thắp một nén nhang cho người quá cố uống với nhau một ly nước rồi về nhưng trong lòng ai cũng thư thái, thoải mái.
Việc kỵ giỗ kỵ nhất là sau khi cúng giỗ có tiếng xì xào đóng nhiều, góp ít gây mất tình cảm với nhau. Thứ hai là sau khi cúng quãi, uống với nhau một vài chén rượu xong rồi cãi vã nhau hoặc say sưa quá chén nói năng thô lỗ trong ngày kỵ giỗ. Từ trước đến nay 2 điều kỵ trên con cháu trong Họ tộc đều giữ vững đươc.

2. Tổ chức Vêếch Lề, Kỵ Tổ:
Trước đây hàng năm tổ chức một lần để con cháu trước là thăm mồ mã của ông bà tổ tiên, sau để con cháu gặp mặt nhau.
Do điều kiện đất đai đồng ruộng trũng không chôn cất tại địa phương được nên khi có người qua đời phải tổ chức đưa tang lên các vùng đồi núi thuộc thượng nguồn sông Kiến Giang (ở Nhà Cai Mai Thuỷ). Mộ của HỌ chủ yếu tập trung ở bến VOI trước có cồn soi gần chổ Trốc Vực, nơi trước đây có truyền thuyết Vua Hàm Nghi khi bị Pháp đuổi, đi từ Tân Sở Quảng Trị ra qua đây Vua ra lệnh vứt vàng xuống vực để khỏi lọt vào tay quân Pháp. Do khi đặt mộ theo phong thuỷ trước đây mỗi người phải đặt một nơi nên mỗi lần thăm xẩy cỏ mồ mã phải chuẩn bị chu đáo : Rễ hôm trước phải chuẩn bị đò giang, ván phên để bỏ xuống đò cho các Cụ ngồi, chèo bơi phải chuẩn bị kỹ càng từ quai chèo đến dây om, rồi rựa, cuốc bàn phải sắc để lên mộ mới làm nhanh được. Tối hôm trước cả HỌ tập trung tại nhà thờ Họ để nghe trưởng họ phổ biến, quán triệt, phân công nhiệm vụ , sau đó công tác hậu cần phải triển khai như : làm lợn, nấu bánh đòn, chuẩn bị các lễ cúng tại mộ.
Thường là 2 – 3 giờ sáng là phải đẩy đò xuất quân để chèo lên đến bến khoảng 5 đến 6 giờ sáng. Lên đến nơi mỗi người một việc bắt tay ngay : Người đào đất làm bếp nấu nước, người vận chuyển các thứ từ đò lên…Các thành viên trong đoàn theo sự phân công của trưởng Họ chia làm nhiều mũi để chặt cây và làm cỏ các mộ: mũi do Ông choè chỉ huy thì vào chổ mộ Ông Thia, mũi do ông Đợn chỉ huy thì vào chổ mộ cây tre mợ,…Mỗi mũi có 1 người biết mộ để dẫn con cháu đi. Mộ của toàn Họ chỉ duy nhất trưởng Họ và 1 vài thành viên biết, chứ con cháu không đi hoặc đi xẩy mộ ít thì không bao giờ biết hết mồ mã của Họ. Riêng con trai và cháu trai đích tôn được các ông chỉ dẫn tận tình từng ngôi mộ để sau này phải biết mà giữ gìn. Do vùng này đất phù sa tốt nên mộ để 2 năm không xẩy là cây cối mọc um tùm, nhiều khi tìm không ra, nếu mũi nào tìm mộ chậm thì phải làm chậm, về đến bến bắt cả Họ ngồi chờ cơm, tưởng đi lạc rú. Khổ nhất là những anh làm rễ gần nhà, mỗi lần thăm mồ xẩy mã là phải đứng ra cáng đáng trách nhiệm từ chuẩn bị đò chèo, nấu bánh, chèo đò lên bến và chặt cây, làm cỏ trên mộ. Mỗi lần có Rễ mới là được thử thách chèo mũi, các rễ cộ chèo sau cười mĩm để biết cái khổ làm rễ HỌ PHẠM, nhưng được cái không rễ nào bỏ con gái họ Phạm cả mà mỗi lần được thử thách trước công việc của Họ là một niềm vui kiêu hãnh, ai cũng muốn trỗ tài của mình, quyết không thua các anh rễ khác trong họ, tham gia công việc hết lòng nhiệt tình và đóng góp vật chất quyết không thua kém ai.
(Các phong tục khác sẽ có bài viết trong thời gian tới)

Đồng Hới, ngày 05 tháng 9 năm 2010
Phạm Văn Long(Sưu tầm và biên soạn)
Về Đầu Trang Go down
http://www.google.com.vn/
 
MỘT SỐ PHONG TỤC LUÔN GÌN GIỮ, PHÁT HUY
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Phạm Tộc: Lộc Hạ - An Thủy - Lệ Thủy - Quãng Bình :: Thông tin về Tộc họ :: Thông Tin về Tộc Họ-
Chuyển đến