Phạm Tộc: Lộc Hạ - An Thủy - Lệ Thủy - Quãng Bình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phạm Tộc: Lộc Hạ - An Thủy - Lệ Thủy - Quãng Bình

Chào mừng đến với Phạm Tộc - Welcom to the Pham Concord
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 QUÊ TA-XỨ LỆ

Go down 
Tác giảThông điệp
mr.phucpham96
Admin
Admin
mr.phucpham96


Tổng số bài gửi : 187
VNPoints : 612
Danh tiếng : 0
Join date : 18/06/2010
Age : 27
Đến từ : Đà Nẵng

QUÊ TA-XỨ LỆ Empty
Bài gửiTiêu đề: QUÊ TA-XỨ LỆ   QUÊ TA-XỨ LỆ I_icon_minitimeSun Jul 17, 2011 6:46 pm

QUÊ TA-XỨ LỆ
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VÀ NHÀ Ở

* Các công trình xây dựng thiết chế cộng đồng làng xã
Trong quá trình lựa chọn và xây dựng nơi định cư, người Việt bản địa và người Việt di cư từ miền Bắc vào địa bàn Lệ Thủy đều cùng có những tính ngưỡng tương đối đồng nhất với nhau là tôn thờ những vị thần có công trong việc tạo lập nơi ăn, chốn ở, truyền dạy nghề nghiệp và bảo vệ cộng đồng dân cư tránh khỏi những tai ương, phù hộ, độ trì cho cộng đồng dân cư trong quá trình chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống. Bên cạnh đó, các cộng đồng dân cư làng xã cũng đều có nhu cầu xây dựng bộ máy tự quản, nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ cho sản xuất theo quy mô làng xã và các công trình phúc lợi xã hội khác. Từ đó, ở hầu khắp các làng xã trên địa bàn Lệ Thủy đã xây dựng các công trình thiết chế cộng đồng làng xã, tạo thành những giá trị văn hóa vật chất truyền từ đời này sang đời khác như đình, chùa, đền, miếu,....
- Đình làng là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, bàn việc làng, là trụ sở làm việc của bộ máy tự quản làng xã (Hội đồng hàng tổng - chức năng hành chính), là nơi sinh hoạt của dân làng, tổ chức hội làng và các hoạt động văn hóa truyền thống trong làng và giao lưu văn hóa với các địa phương khác (chức năng văn hoá) và cũng là nơi thờ thành hoàng - tiền hiền khai canh của làng và các vị thánh thần, nhân thần phù hộ, độ trì cho làng (chức năng tâm linh).
Các công trình đình làng ở Lệ Thủy không đồ sộ như ở các địa phương khác nhưng quy mô đều to lớn, vượt lên trên tất cả các công trình kiến trúc khác trong làng.
QUÊ TA-XỨ LỆ Image010
Cổng làng ngày nay

Đình làng thường được xây dựng ở vị trí "vô tiền khoáng hậu” có cảnh quan sông nước hữu tình, ngoạn mục thể hiện vị thế và ý chí thăng trưởng.
Hướng đình làng ở các làng xã trên địa bàn Lệ Thủy thường cùng một trục với hướng làng, hầu hết quay mặt về hướng cánh đồng làng và hướng Nam. Trước đây, hầu như làng nào cũng có đình làng, những đình làng lớn nhất có thể kể đến như là đình làng Đại Phúc Lộc (làng Đại Phong ngày nay), đình làng Tuy Lộc, đình làng Xuân Lai, đình làng Quảng Cư, đình làng Cổ Liễu (Cột đình Cổ Liễu ngày xưa cao lớn đến mức, trẻ con trong vùng ngã ba Mũi Viết sông Kiến Giang thường có trò chơi lừa nhau ngữa mặt mới có thể nhìn hết cột đình Chợ Tréo (làng Cổ Liễu) để nhân lúc đó mà kéo mũi trêu nhau bằng câu đồng dao: “Cột đình chợ Tréo (ngữa mặt lên nhìn), tao kéo mũi mi”... Các ngôi đình chùa ở Lệ Thủy đều bị chiến tranh san phẳng. Riêng 2 ngôi đình đồ sộ Đại Phong và Tuy Lộc vẫn còn nguyên vẹn sau cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, mãi đến cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ ở miền Bắc nước ta thì hai ngôi đình này mới bị triệt hạ.
- Chùa: là công trình lớn thứ 2 sau đình và cũng như đình, ngày xưa khi phật giáo thịnh hành và trở thành quốc giáo thì ở Lệ Thủy hầu như làng nào cũng có chùa, gọi là chùa làng. Kiến trúc chùa khiêm tốn hơn so với đình làng về quy mô, nằm ở vị trí kín đáo hơn và thường gắn với cảnh quan u tịch. Nếu chùa ở những nơi khác (đặc biệt là ở phía Bắc) sử dụng ngôn ngữ kiến trúc "trùng thiềm, điệp ốc" thì chùa ở Lệ Thủy không chú trọng chiều cao mà có thiên hướng mở rộng không gian để đưa vào khuôn viên chùa các công trình cây cảnh và biểu tượng sơn thuỷ hữu tình. Theo ghi chép trong cuốn “Ô châu cận lục” do Dương Văn An tập thành thì trước đây ở Lệ Thủy có các chùa nổi tiếng như chùa Kính Thiên, Hoàng Phúc, chùa Đại Phúc... Tương truyền năm vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đường Nam chinh đã dừng chân ở huyện Tri Kiến và đến bái vọng Phật tổ tại am Tri Kiến, sau này trên khu đất Am Tri Kiến đã xây dựng ngôi chùa khang trang gọi là chùa Hoàng Phúc, còn gọi là chùa Trạm hay chùa Quan (bởi quan lại thời ấy theo gương Trần Nhân Tông thường lui tới dâng hương cầu phúc, cầu an.
QUÊ TA-XỨ LỆ Image011
Chuông chùa trạm còn lưu giữ đến hôm nay

- Đền miếu, chợ, cầu, cống là loại công trình kiến trúc nhỏ nhưng được xây dựng rất nhiều trong nông thôn Quảng Bình nói chung và Lệ Thủy nói riêng trước đây.
Các công trình kiến trúc cộng đồng làng xã ở Lệ Thủy vừa phản ánh đức tính cần cù trong lao động tập thể cộng đồng, vừa phản ánh trí thông minh, sáng tạo của nhân dân. Có thể nói các công trình kiến trúc xây dựng cộng đồng làng xã là kết quả lao động không chỉ của một thời đại mà là thành quả lao động của nhân dân được gom góp từ nhiều thế hệ. Để có được những công trình tồn tại vững chãi trước sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên qua nhiều thời đại, người dân Lệ Thủy đã phải phát huy trí thông minh, sáng tạo và tinh thần lao động kiên trì, nhẫn nại.
Tổ hợp kiến trúc cộng đồng làng xã bao gồm đình (trung tâm chính trị, văn hoá), chùa (trung tâm tôn giáo), đền miếu (tín ngưỡng, tâm linh) cầu, cống, chợ, quán, thành quách (công trình công cộng) có thể thấy nét nổi bật sau đây trong xử lý kiến trúc đó là:
- Hầu hết các công trình đều có quy mô không lớn, không coi trọng chiều cao mà coi trọng việc xử lý khả năng chịu lực. Sự lựa chọn này không xuất phát từ lý do nguyên liệu (bởi lẽ Lệ Thủy có tài nguyên rừng và các vật liệu xây dựng khác rất dồi dào và rất dễ khai thác) mà là sự lựa chọn có tính toán kỹ yếu tố thích nghi và hài hoà với tự nhiên. Cách xử lý này vừa tiết kiệm được công sức trong việc khai thác các loại gỗ lớn trong rừng sâu và hiểm trở, vừa giảm bớt được việc gia công xử lý và quan trọng hơn là phù hợp với vùng đất nhiều gió bão, lũ lụt. Để bù lại sự hụt hẫng về độ cao công trình (có thể làm giảm sự hoành tráng và ngoạn mục), người Lệ Thủy rất coi trọng các chi tiết xử lý tổ chức kiến trúc, kết cấu cũng như loại hình trang trí.
Để xây đựng được công trình gồm nhiều hạng mục bao gồm cổng chính, trụ biểu, đình cái, đình hậu, tả vu, hữu vu cùng với các hệ sân, nền, thềm và cấp mái, tuy chưa phải là "trùng thềm, điệp ốc" nhưng cũng đã nhiều tầng, nhiều cấp, đòi hỏi công lao đóng góp rất lớn với tinh thần lao động cần cù, kể từ người lao động phổ thông như khai thác gỗ, đá, người làm kỹ thuật như thợ cưa, thợ xẻ, thợ mộc đến nghệ nhân chạm khắc, trang trí họa tiết.
Về kỹ thuật, hầu hết các công trình đình, chùa ở Lệ Thủy đều xử lý hệ chịu lực bằng tứ trụ kéo dài và lấy chiều dài của công trình để phân tán lực. Trong khi các công trình tương tự ở địa bàn các tỉnh miền Bắc đa phần đều xử lý lực bằng hệ mái, lấy tam giác lực vì kèo làm điểm tựa thì các công trình đình và chùa ở Lệ thủy đều tập trung lực vào hệ thống cột, nếu công trình có nhiều gian thì đó cũng chỉ là hệ tứ trụ liên hoàn mà thôi. Các gian kéo dài đều dựa trên nguyên tắc tứ trụ được nhân lên theo độ dài cần thiết. Ví dụ, đình có 3 gian là sự phối hợp của 3 cấu trúc tứ trụ, 5 gian là 5 cấu trúc tứ trụ. Bởi vậy, khi vào một ngôi đình ở Lệ thủy, người ta quan tâm nhiều đến giá trị cột đình (độ lớn của cột, loại gỗ và chất lượng gỗ sử dụng để làm cột). Trên cơ sở hệ cột được lựa chọn một cách cẩn trắc, người thợ tạo dựng bộ khung nhà hình hộp với các cột đứng (trụ), xuyên và trếng (giữ thăng bằng cho cột). Xuyên là các thanh gỗ nối các cột theo hai chiều của hàng cột và theo chiều dài ngôi đình, chùa; còn trếng là nối các cặp cột theo chiều sâu của ngôi đình, chùa. Tự ngày xưa, người thợ mộc ở Lệ Thủy luôn tuân thủ một nguyên tắc: Nếu là đình và chùa thì trếng trên, xuyên dưới, còn nhà ở thì ngược lại, trếng dưới, xuyên trên. Có lẽ đây là cách bố trí để thuận tiện cho đình và chùa khi treo các bức đại tự danh tước mà đình hay chùa đó được phong tặng và tự tôn (thường treo trên xuyên).
Trên nguyên tắc tứ trụ, các ngôi đình, chùa được xây dựng theo chiều dài 3 gian, 5 gian (ở Lệ Thủy chưa thấy có công trình nào trên 5 gian), có thể có thêm hai chái để tạo thêm không gian và đặc biệt là tạo thêm lực về 2 phía cho công trình được vững chắc hơn. Chiều sâu của công trình đình và chùa thường được sử dụng “5 lòng”; lòng 1 là chiều sâu giữa hai cột, lòng 2 (về 2 phía) là khoảng cách giữa cột tứ trụ (cột mệ) với cột đầu kèo (cột con), lòng 3 là khoảng cách giữa cột con với cột đầu cù - cột hàng hiên (cột cù). Nếu công trình được xây 2 lớp theo kiểu nhà tiền, nhà hậu, phần trước làm tiền sảnh, phần sau làm gian đại bái thì thay vì lòng 3, người thợ sẽ làm thêm một gian kép phía trước cũng trên nguyên tắc tứ trụ.
Trên các đầu cột, theo chiều dài của công trình có các thanh gỗ liên kết để cùng với các cột, xuyên và trếng tạo thành khung chịu lực hình hộp ổn định. Các thanh gỗ liên kết hai cột trụ (cột mệ) gọi là xà thượng; các thanh gỗ liên kết hai cột đầu kèo (cột con) gọi là xà hạ. Dưới các chân hàng cột hiên (cột cù) hoặc hàng cột đầu kèo (cột con) được kết nối bằng hệ thống các con ngạch chạy bao quanh chu vi ngôi nhà. Hệ các con ngạch vừa có chức năng giữ các chân cột tạo cho cột đứng ổn định, vừa là giá đỡ khung cho hệ tường ngăn bao che và hệ cửa ra vào.
Tường bao che cho công trình đình, chùa ở Lệ Thủy thường là ván gỗ lồng trong khung gỗ. Ván và khung gỗ có thể để nguyên tấm suốt theo chiều cao của tường ngăn và tường che, nhưng để cho vững chắc, người thợ thường chia khung gỗ thành nhiều ô nhỏ để lồng ván vào gọi là “nhất đố, nhất bản”. Cửa ra vào của các ngôi đình, chùa thường được làm 4 cánh. Các cánh cửa không gắn bản lề như ngày nay mà đều để hai đầu chốt cóng cửa, một cắm lên xà.
Còn nữa
Theo Địa chí Lệ Thủy

Về Đầu Trang Go down
http://www.google.com.vn/
 
QUÊ TA-XỨ LỆ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Phạm Tộc: Lộc Hạ - An Thủy - Lệ Thủy - Quãng Bình :: Thông tin về Tộc họ :: Bài viết về quê hương-
Chuyển đến